HƯ LAO (SUY NHƯỢC CƠ THỂ)
Bài thơ “Bảo vệ Khánh Thiện thời Cô Vít”
31 July, 2020Máy cứu ngải Khánh Thiện – Độc quyền sáng chế Lương Y Phạm Thị Chẵn
7 September, 2020Đại cương:
Chu Đan Khê cho rằng những chứng hư lao không phàm chứng ngũ lao là do lao quyện nội thương. Chứng trạng của bệnh này thường được chia ra: Có âm hư, có dương hư, có khí hư và có huyết hư..
Hư lao không phải là một chứng bệnh riêng biệt, mà do mắc các bệnh lâu ngày không khỏi đều chuyển thành hư lao. Bệnh lâu ngày thường là bệnh của các tạng, phủ bị hư tổn nguyên khí hư suy. “Hư lao” (mà y học hiện đại gọi là suy nhược cơ thể) Đông y gọi là chứng hư lao là hội chứng bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe bị suy yếu do bẩm sinh “là do tiên thiên bất túc” do quá trình dinh dưỡng kém, và mắc các bệnh mãn tính hoặc mới bắt đầu hồi phục sức khỏe sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.
Do bẩm thụ tiên thiên bất túc, hoặc do tinh huyết không đầy đủ. Lại phòng dục trác táng quá mức, do lao động chân tay quá sức, lao động trí óc với áp lực quá căng thẳng hoặc vì thất tình (bảy loại biến đổi tình chí: Hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Là những rối loạn về tâm lý, tình cảm vui giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ). Và lục dâm (sáu loại tà khí là: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) xâm phạm lâu ngày làm tổn thương công năng sinh lý của các tạng phủ làm hao tán chân khí mà sinh ra chứng hư lao. Tố vấn thông bình hư thực luận viết: “Khi có tổn ở phần hình thể vật chất thì gọi là âm hư”, (Phần tổn hại hình chất giả tổng viết âm hư). Lại viết: “Âm hư là chứng mà dinh vệ táo, thân dịch khô do các bệnh có hỏa thịnh, thủy khuy gây nên”. Một đặc điểm của hư lao là nguyên khí hao tổn, Cách Nhạc viết: “Nguyên khí bị tổn thương là bệnh hư tổn”.
Như trên chúng ta đã biết suy nhược cơ thể có rất nhiều nguyên nhân gây nên.
Biện chứng luận trị:
Thường hay gặp ở các thể bệnh: Thận âm hư, Cân âm hư, Tỳ âm hư, Tâm âm hư, Phế âm hư.
A1. Phế âm hư: Thường gặp ở những người suy nhược cơ thể, do viêm phế quản mãn tính, lao…
A2. Tâm âm hư: Thường hay gặp ở những người thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh đẻ mất máu nhiều.
A3. Vị âm hư: Thường hay gặp ở những người sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn có sốt cao.
A4. Can âm hư: Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, Cao huyết áp và xơ vữa động mạch ở người già, suy nhược thần kinh.
A5. Thận âm hư: Thường hay gặp ở những người bị bệnh suy nhược thần kinh, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn chất tạo keo (Luput ban đỏ). Thời kỳ hồi phục các bệnh nhiễm khuẩn.v.v…
Các bạn xem và cứu theo phác đồ cứu dưỡng sinh của máy cứu ngải Khánh Thiện. Từ trang 22 đến trang 27.
Phòng bệnh.
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất để nâng cao sức khỏe, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp với từng độ tuổi. Tránh rượu bia và các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Những tài liệu tham khảo để biên soạn cho bài viết này.
Tác giả bài viết
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC KHÁNH THIỆN
Lương y: TĂNG XUÂN BÂN
Hải Phòng ngày 28/7/2020
Bài viết liên quan